236â23 1141ờ Chủ nhậtà 11:41 ICT Chủ nhật, 04/06/2023HVT10   Sổ Liên Đội   Phát thanh măng non
Liên hệ nhanh
Họ tên: (*)
Email: (*)
Điện thoại: (*)
Tiêu đề: (*)
Gửi tới bộ phận:(*)
Nội dung: (*)
Mã bảo mật (*) Mã chống spam Thay mới
**Xin vui lòng điền đầy đủ những nội dung được đánh dấu sao (*)

Tra cứu Sổ Liên Đội

Tra cứu Sổ Chi Đội

CHUYÊN HIỆU ĐỘI VIÊN

Youtube HVT10

Khảo sát trực tuyến

HÌnh ảnh lưu niệm

Lưu bút HVT10

Tài liệu rèn luyện

Bản tin phát thanh số thứ 1

Đăng lúc: Thứ sáu - 19/09/2014 14:45 - Người đăng bài viết: HVT10 Admin | Đã xem: 1280
Đợt 1 - Noi gương Anh Lý Tự Trọng (Từ ngày 12/9/2014 - 20/10/2014)
            Kính thưa quý thầy cô! Các anh chị và các bạn thân mến!   
           
            Anh Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn Trọng là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam. Quê Anh ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra vào 1914 tại tỉnh NaKha - Thái Lan. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Anh được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Hán và tiếng Anh. Anh hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí.
          Năm 1929, Anh về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam.
            Ngày 09/02/1931, trong buổi kỷ niệm một năm cuộc bạo động Yên Bái, tên thanh tra mật thám Lơ Gơrăng chực nhảy tới bắt người đang giương cờ và diễn thuyết, Anh Lý Tự Trọng đã nhảy ra bắn chết Lơ Gơrang. Anh đã bị địch bắt, bị tra tấn hết sức dã man.
          Năm 1931, một ngày cuối xuân, thực dân Pháp đưa Anh Lý Tự Trọng từ bót Catina đến tòa án để kết án anh tội tử hình, khi đó Anh mới 17 tuổi đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án bọn thống trị, kêu gọi nhân dân đứng dậy đấu tranh. Anh dõng dạc nói:
          - Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi.
          Anh Lý Tự Trọng yêu đất nước, yêu đồng bào, yêu đồng chí của mình, anh càng yêu cuộc sống, sống trọn vẹn những năm tháng ngắn ngủi của đời mình không hề lãng phí, không để mầm bi quan len lỏi vào tâm hồn mình mặc dù biết mình sắp bị giặc đem hành hình. Bọn thực dân tìm cách lung lạc ý chí gang thép của anh, nhưng tất cả những lời dụ dỗ của chúng đều bị anh đánh bại.
           
            Hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh Anh Lý Tự Trọng, năm học 2014 – 2015 với Chủ Đề “TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ, DỰNG XÂY THÀNH PHỐ ANH HÙNG”, Hội Đồng Đội Thành Phố đã triển khai thành 3 đợt hoạt động, trong đó ĐỢT 1 với tên gọi “NOI GƯƠNG ANH LÝ TỰ TRỌNG”. Hôm nay Liên Đội Hoàng Văn Thụ chính thức phát động “ĐỢT HOẠT ĐỘNG – NOI GƯƠNG ANH LÝ TỰ TRỌNG” với những nội dung cụ thể như sau:
            - Các chi đội hoàn thành Hội nghị Chi Đội tiến tới Đại Hội Đại Biểu Liên Đội Hoàng Văn Thụ.
            - Thực hiện “Công trình Liên Đội”: xây dựng 1 Nhà tình bạn và trang bị 60 cờ “Chi Đội em mang tên người anh hùng”
            - Hội thu phong trào Kế hoạch nhỏ góp phần cũng Quận 10 và Thành phố xây dựng khu vui chơi cho các bạn ở ngoại thành.
            - Tham gia viết bài Hội thi “EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM” do Bộ Giáo Dục tổ chức.
            Tự hào về tấm gương người anh hùng trẻ tuổi, mỗi anh chị, mỗi bạn, mỗi chi đội hãy tích cực hưởng ứng và tham gia với tinh thần dũng cảm gang thép như Anh Lý Tự Trọng. Hãy nỗ lực học tập và rèn luyện để noi gương Anh, người Đoàn Viên đầu tiên của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.
                        Xin cám ơn quý thầy cô, các anh chị và các bạn! 

Tàil liệu:

 LÝ TỰ TRỌNG (20/10/1914 - 21/11/1931)

...Anh là một trong 7 thiếu niên được Bác Hồ trực tiếp tổ chức và bồi dưỡng ở Quãng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 – 1927. Năm 1929 anh được đoàn thể đưa về nước hoạt động, làm liên lạc của xứ ủy Nam Kỳ và ở tại Sài Gòn. Anh còn còn hoạt động cách mạng trong thanh niên công nhân và học sinh...Thực dân Pháp đã bắt anh, hết tra tấn lại dụ dỗ, nhưng anh vẫn một lòng trung thành với cách mạng. Chúng hứa sẽ cho anh sang Pháp học, sẽ có chức, có quyền, vợ đẹp con khôn, ăn mặc sung sướng. Anh trả lời:

     - Ta sinh ra không phải để ăn thứ cơm ấy.

... Nửa đêm về sáng một ngày cuối năm năm 1931 kẻ thù đã hèn hạ đưa anh lên máy chém. Trước lúc hy sinh anh vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, anh mới 17 tuổi.

 

 

Nguồn tin: Liên Đội Hoàng Văn Thụ Quận 10

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Từ khóa:

noi gương, tự trọng

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hình ảnh hoạt động HVT10

  • Kiểm tra học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016
  • Thông báo số 6
  • Thông báo số 5
  • Thông báo số 4
  • Thông báo số 3
  • Thông báo số 2
  • Thông báo số 1
  • Lịch kiểm tra học kỳ 2
  • Đại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ Năm 2015
  • Kỷ niệm 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Quà xuân 2015
  • Tham dự hoạt động cấp thành
  • Tham dự hoạt động cấp Quận
  • Hội trại truyền thống 9/1
  • Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
  • Bản tin phát thanh số thứ 5
  • Liên hoan
  • ​13 tuổi thay mẹ nuôi em
  • Quá trình hình thành và phát triển