204â23 1055ờ Chủ nhậtà 10:55 ICT Chủ nhật, 04/06/2023HVT10   Sổ Liên Đội   Phát thanh măng non
Liên hệ nhanh
Họ tên: (*)
Email: (*)
Điện thoại: (*)
Tiêu đề: (*)
Gửi tới bộ phận:(*)
Nội dung: (*)
Mã bảo mật (*) Mã chống spam Thay mới
**Xin vui lòng điền đầy đủ những nội dung được đánh dấu sao (*)

Tra cứu Sổ Liên Đội

Tra cứu Sổ Chi Đội

CHUYÊN HIỆU ĐỘI VIÊN

Youtube HVT10

Khảo sát trực tuyến

HÌnh ảnh lưu niệm

Lưu bút HVT10

Tài liệu rèn luyện

Bản tin phát thanh số thứ 2

Đăng lúc: Thứ hai - 06/10/2014 14:27 - Người đăng bài viết: HVT10 Admin | Đã xem: 1313
Giới thiệu "Chi Đội em mang tên nhân vật lịch sử"
Bản tin phát thanh số thứ 2

Bản tin phát thanh số thứ 2

Kính thưa Thầy cô giáo, các anh chị và các bạn thân mến!
Thực hiện theo hoạt động “Chi đội em mang tên người anh hùng”, từ năm học này Liên Đội Hoàng Văn Thụ phát huy thành hoạt động “Chi đội mang tên nhân vật lịch sử”. Với mong muốn mỗi bạn, mỗi Chi Đội hiểu rõ hơn những nhân vật lịch sử, những sự kiện đã viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, xây dựng nên đất nước Việt Nam, để chúng ta tự hào về cội nguồn, về những chiến tích hào hùng mà các bậc tiền thân đã để lại cho ngàn đời sau.
Và bây giờ xin mời Thầy cô giáo, các anh chị và các bạn cùng được nghe phần giới thiệu khái quát về những nhân vật lịch sử mà các Chi Đội được mang tên nhé!
 
6.1. LỚP 61 mang tên CHI ĐỘI BÀ TRIỆU
Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, người nữ anh hùng dân tộc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô trong thời Bắc thuộc. Bà giỏi võ nghệ, có chí lớn. Lời nói đanh thép của bà đã đi vào lịch sử: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, cỡi ách nô lệ, há chịu cúi đầu làm tì thiếp người ta?".
 
6.2. LỚP 62 mang tên CHI ĐỘI AN DƯƠNG VƯƠNG
An Dương Vương tên thật là Thục Phán, người sáng lập và là vua nước Âu Lạc.  Âu Lạc là nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang đầu tiên của các vua Hùng.. Tục truyền An Dương Vương được rùa thần giúp đỡ cho móng làm lẫy nỏ rất hiệu nghiệm, nên đã đánh bại nhiều lần xâm lược của Triệu Đà.
 
6.3. LỚP 63 mang tên CHI ĐỘI MAI THÚC LOAN
Mai Thúc Loan là anh hùng dân tộc chống cuộc đô hộ nhà Đường, tự lập xưng đế. Đương thời nhân dân gọi ông là Mai Hắc Đế. Sau khi lên ngôi vua, ông thành lập triều đình, xây dựng chính quyền mới, kêu gọi nhân dân các châu huyện cùng nổi dậy chiến đấu. Ông cầm quyền tự trị được khoảng 10 năm.
 
6.4. LỚP 64 mang tên CHI ĐỘI NGÔ QUYỀN
Ngô Quyền là danh tướng, là người dựng lên nghiệp nhà Ngô. Ông là vị tướng tài, đã đánh bại quân Nam Hán sang xâm lược nước ta trên sông Bạch Đằng vào năm 938. Năm 939 ông xưng vương, mở nền độc lập tự chủ cho nước.ta.
 
6.5. LỚP 65 mang tên CHI ĐỘI LÝ NAM ĐẾ
Lý Bí là người gầy dựng nhà Tiền Lê, xưng là Lý Nam Đế. Ông từng làm quan với nhà Lương khi nước ta bị chúng đô hộ. Nhà giàu có, tài gồm văn võ, ít lâu ông cáo quan lui về quê, nuôi chí đánh đuổi giặc. Ông đặt tên nước là Vạn Xuân.
 
6.6. LỚP 66 mang tên CHI ĐỘI LẠC LONG QUÂN
Lạc Long Quân húy là Sùng Lãm, con vua Kinh Dương Vương họ Hồng Bàng. Ông lấy bà Âu Cơ, sinh ra một trăm người con trai. Một hôm ông nói với bà Âu Cơ: “Ta thuộc giống rồng, nàng thuộc giống tiên, nếp sinh hoạt khác nhau, không sống chung được lâu” rồi chia 50 con theo mẹ lên miền núi, 50 con theo cha xuống miền biển.
 
6.7. LỚP 67 mang tên CHI ĐỘI THÁNH GIÓNG
Thánh Gióng hay còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước.
 
6.8. LỚP 68 mang tên CHI ĐỘI KHÚC THỪA DỤ
Khúc Thừa Dụ là người đã từng một thời trị nước an dân. Ông vốn con nhà hào phú. Hồi bấy giờ nước ta bị nhà Đường đô hộ, nhưng thế nhà Đường đã suy, các hào kiệt dấy binh chống lại. Khúc Thừa Dụ được suy tôn làm lãnh tụ. Ông lãnh đạo thành công việc đánh đuổi bọn quan lại đô hộ rồi nắm chính quyền vào năm 906.
 
6.9. LỚP 69 mang tên CHI ĐỘI HÙNG VƯƠNG
Khi Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ, 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương. Hùng Vương đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu,  truyền ngôi được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương.
 
6.10. LỚP 610 mang tên CHI ĐỘI DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ
Dương Đình Nghệ là danh tướng của họ Khúc. Ông hết lòng giúp họ Khúc chăn dân trị nước. Khi Khúc Thừa Mĩ bị bắt. Dương Diên Nghệ tạm lánh, lập cách báo thù cho họ Khúc, bèn lập ra trường đánh vật, chiêu tập hào kiệt cứu nước. Với những chiến công lẫy lừng, ông được nhân dân tin phục, suy tôn ông làm Tiết độ sứ..
 
6.11. LỚP 611 mang tên HAI BÀ TRƯNG
Hai Bà Trưng là bà Trưng Trắc và em là Trưng Nhị, những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Hán. Đó là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ thời kỳ ấy.
"...Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.."
 
6.12. LỚP 612 mang tên CHI ĐỘI TRIỆU QUANG PHỤC
Triệu Quang Phục là danh tướng nhà Tiền Lý. Khi Lý Nam Đế  giao binh cho Triệu Quang Phục. Ông lấy vùng Đầm Dạ Trạch làm căn cứ. Nhân dân gọi ông là Dạ Trạch Vương. Ông tập trung lực lượng đánh bại quân Lương lấy lại thành Long Biên, quân sĩ suy tôn ông làm vua tức Triệu Việt Vương.
 
6.13. LỚP 613 mang tên CHI ĐỘI LÊ CHÂN
Lê Chân là nữ tướng của Hai Bà Trưng. Bà là người xinh đẹp, giỏi võ. Bà cùng dân làng gia nhập quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Trong các trận đánh, bà thường được cử đi tiên phong, dũng cảm có tiếng.. Tương truyền bà đã nghĩ ra môn thể thao đánh phết còn lưu giữ đến ngày nay.
 
6.14. LỚP 614 mang tên CHI ĐỘI PHÙNG HƯNG
Phùng Hưng là dòng dõi Quan lang, tính hòa hiệp, được nhân dân mến phục. Tương truyền ông có sức mạnh, tay không đẩy lui cặp trâu đang húc nhau, và giết cọp giữ gìn an ninh cho thôn xóm. Chính quyền đô hộ nhà Đường bạo ngược, ông dấy binh khởi nghĩa thành công, ông được nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại vương.
 
6.15. LỚP 615 mang tên CHI ĐỘI LÊ HOÀN
Lê Hoàn là một viên tướng trẻ tài nǎng. Lúc ông 26 tuổi, Vua Đinh Tiên Hoàng quyết định giao cho ông chức vụ Thập Đạo Tướng Quân, coi sóc mười đạo binh của cả nước. Nhà Tống lại rắp tâm thôn tính phương Nam. Trước tình thế vô cùng nghiêm trọng ấy, nhiều tướng lĩnh đã đồng lòng suy tôn ông lên ngôi hoàng đế để giữ vững đất nước trước họa xâm lăng. Cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn đã hoàn toàn thắng lợi.

7.1. LỚP 71 mang tên CHI ĐỘI LÝ CHIÊU HOÀNG
Lý Chiêu Hoàng là vị Hoàng đế thứ 9 và là cuối cùng của nhà Lý. Bà cũng là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, dựng lên triều đại nhà Trần. Từ xưa tới nay, nhân dân ta đánh giá cao sự cống hiến của vua bà Lý Chiêu Hoàng cho sự bình yên của đất nước bằng việc tôn vinh, thờ phụng.
 
7.2. LỚP 72 mang tên CHI ĐỘI LÝ CÔNG UẨN
Lý Công Uẩn là vua khai sáng nhà Lý tức Lý Thái Tổ. Ông dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Ông sửa sang chính trị, trọng dụng nhân tài, tăng sĩ. Chú trọng việc đúc tượng xây chùa, thời kỳ này xem đạo Phật như là Quốc giáo.
 
7.3. LỚP 73 mang tên CHI ĐỘI TÔ HIẾN THÀNH
Tô Hiến Thành là danh sĩ nổi tiếng đời Vua Lý Anh Tôn, ông tài kiêm văn võ, có công bình định xứ sở, phá tan giặc Ngưu Hống, đánh đuổi quân ngoại xâm. Ông lại hết lòng sửa sang việc chính trị, mở mang văn hóa, đề xuất việc lập đền thờ Khổng Tử. Đời sau sánh ông với Võ Hầu Gia Cát Lượng.
 
7.4. LỚP 74 mang tên CHI ĐỘI NGUYỄN BẶC
Nguyễn Bặc là công thần khai quốc nhà Đinh, có công giúp Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp loạn 12 sứ quân.  Ông được sử sách Trung Hoa liệt vào danh sách "Giao Châu thất hùng", tức 7 anh hùng người vùng đất Giao Châu.
 
7.5. LỚP 75 mang tên CHI ĐỘI ĐINH BỘ LĨNH
Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ đi chăn trâu, thường nhóm họp bạn bè lấy lau làm cờ, lập trận đánh nhau, ông tỏ ra có tài chỉ huy. Lớn lên ông hưng binh,  chỉ trong một năm dẹp yên được loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Được xưng tụng là Vạn Thắng vương.
 
7.6. LỚP 76 mang tên CHI ĐỘI PHẠM CỰ LƯỢNG
Phạm Cự Lượng  là một danh tướng và được vua Đinh tín cẩn. Trước họa xâm lược của nhà Tống, ông cùng một số tướng sĩ phò trợ Lê Hoàn lên ngôi Vua. Riêng ông đã chỉ huy thủy quân, thực hiện thành công chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần thứ 2 trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc vào năm 981.
 
7.7. LỚP 77 mang tên CHI ĐỘI LÝ NHÂN TÔN
Lý Nhân Tông là "vị vua giỏi", "vị anh quân" của thời nhà Lý. Ông mở khoa thi tam trường để chọn người có tài vào làm quan. Đây là khoa thi đầu tiên ở nước ta, cho lập Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của nước ta. Ông trị vì 56 năm, cũng là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến ở Việt Nam.
 
7.8. LỚP 78 mang tên CHI ĐỘI LÝ THƯỜNG KIỆT
Lý Thường Kiệt là danh tướng, đại thần nhà Lý. Ông tài gồm văn võ,  trải ba triều Lý Thái Tôn, Lý Thánh Tôn và Lý Nhân Tôn. Ông dày công phục vụ đất nước trong việc phá Tống, bình Chiêm, xây dựng đất nước phồn vinh. Ông để lại cho đời bài thơ hùng tráng:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

7.9. LỚP 79 mang tên CHI ĐỘI LÊ PHỤNG HIỂU
Lê Phụng Hiểu là một đại tướng nhà Lý, phụng sự ba triều vua đầu tiên của nhà Lý.  Ông là người có công rất lớn trong việc phò vua Lý Thái Tôn lên ngôi. Sau khi đánh Chiêm Thành, vua thưởng cho ông bằng cách đứng trên núi Băng Sơn ném đao, đao đi xa đến đâu lấy làm đất nghiệp đến đấy.
 
7.10. LỚP 710 mang tên CHI ĐỘI LƯU CƠ
Thái Sư Lưu Cơ là một trong những vị khai quốc công thần nhà Đinh.Ông là một trong bốn người trụ cột của triều nhà Đinh giúp vua Đinh dẹp loạn sứ quân, thống nhất đất nước. Ông cũng là người cai quản thành Đại La tức Hoàng thành Thăng Long ngày nay và có công tu sửa nó quay về hướng nam.
 
7.11. LỚP 711 mang tên CHI ĐỘI TRỊNH TÚ
Ngoại Giáp Trịnh Tú cùng với Lưu Cơ  là một trong những vị khai quốc công thần nhà Đinh. Ông là một trong "Tứ trụ nhà Đinh", giúp vua Đinh dẹp loạn sứ quân, thống nhất đất nước. Năm 975 ông được vua sai đi sứ sang nhà Tống, mở đầu giai đoạn mới của nền ngoại giao Việt Nam với nước lớn phía Bắc.
 
7.12. LỚP 712 mang tên CHI ĐỘI NGÔ CHÂN LƯU
Ngô Chân Lưu lúc bé học đạo Nho, lớn lên đi tu, là thế hệ thứ tư, dòng thiền Quan Bích. Năm 40 tuổi nổi tiếng tinh thông Thiền học, được Vua Đinh Tiên Hoàng ban cho hiệu là Khuông Việt đại sư và phong chức Tăng thống, coi trọng như vị quốc sư.
 
7.13. LỚP 713 mang tên CHI ĐỘI ĐINH ĐIỀN
Đinh Điền là một trong số những công thần khai quốc Đại Cồ Việt và là người tận trung với nhà Đinh. Ông được sử sách Trung Hoa liệt vào danh sách "Giao Châu thất hùng". Nơi ông tử trận người dân vô cùng thương xót, coi ông là bậc trung thần, vì nghĩa cả quên mình nên đã thu nhặt hài cốt ông đem về chùa Trúc Lâm an táng.
 
7.14. LỚP 714 mang tên CHI ĐỘI LÝ THÁNH TÔN
Lý Thánh Tôn là vị vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc Vua tốt.

7.15. LỚP 715 mang tên CHI ĐỘI LÝ ĐẠO THÀNH
Lý Đạo Thành là một vị quan thanh liêm, chính trực, một công thần nguyên lão của nhà Lý, trọn cuộc đời của Lý Đạo Thành đã đặt hết tấm lòng mình cho việc trung với vua, phụng sự nhân dân, đất nước. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, trong khi Lý Thường Kiệt là chỉ huy của chiến tuyến Như Nguyệt thì Lý Đạo Thành lo việc triều chính, coi việc quan lại, góp sức mình vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến.


8.1. LỚP 81 mang tên CHI ĐỘI MẠC ĐỈNH CHI 
Mạc Đỉnh Chi là cậu bé có tư chất thông minh lại phải sống trong cảnh mồ côi nghèo khổ, bị người đời khinh rẻ, nên Mạc Đĩnh Chi sớm nhận ra rằng chỉ có học tập, học thành tài mới là con đường đưa cậu bé thoát khỏi cảnh nghèo khổ và cũng là để thể hiện phẩm chất thanh cao của con người từ sự đỗ đạt mà đi lên. Và Mạc Đỉnh Chi đã đỗ đạt thành Trạng Nguyên vào thời nhà Trần, đồng thời được Vua Nguyên cảm phục tài  đức,  phong làm “Lưỡng quốc Trạng Nguyên”.
 
8.2. LỚP 82 mang tên CHI ĐỘI TRẦN NGUYÊN HÃN
Trần Nguyên Hãn là hậu duệ của Thái sư Trần Quang Khải, ông không theo Nhà Hồ. Khi quân Minh xâm chiếm nước ta,  ông thường gánh dầu đi bán khắp nơi. để kết giao và móc nối với những người có khả năng và ý định chống giặc. Ông đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn trở thành một võ tướng thao lược nổi tiếng trong các trận đánh Đông Bộ Đầu, thành Xương Giang...
 
8.3. LỚP 83 mang tên CHI ĐỘI TRẦN NHẬT DUẬT
Trần Nhật Duật là Hoàng tử thứ 6 của Vua Trần Thái Tôn. Ông là một danh tướng tài ba, nổi tiếng trong trận Hàm Tử chông quân Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ 2. Ông lại giỏi âm nhạc và biết nhiều ngôn ngữ nước ngoài. Ông là một danh nhân Việt Nam, văn võ toàn tài.
 
8.4. LỚP 84 mang tên CHI ĐỘI HỒ QUÝ LY
Hồ Quý Ly sau khi lên ngôi Vua đã đẩy mạnh các cuộc cải cách đem lại nhiều đổi thay cho đất nước về các mặt kinh tế, văn hóa và xã hội. Dưới quốc hiệu Đại Ngu, người Việt cũng được chứng kiến những thành tựu về khoa học- kỹ thuật: phát minh súng thần cơ, thuyền chiến hai tầng, hệ thống thủy lợi quy củ, công trình kiến trúc hoành tráng… Tuy nhiên, sự bình yên thịnh vượng mà quốc hiệu Đại Ngu hướng tới chỉ tồn tại trong 7 năm ngắn ngủi
 
8.5. LỚP 85 mang tên CHI ĐỘI LÊ VĂN HƯU
Lê Văn Hưu là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này tuy không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
 
8.6. LỚP 86 mang tên CHI ĐỘI TRẦN NHÂN TÔN
Trần Nhân Tôn là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam, có vai trò lãnh đạo quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ 2 và thứ 3. Ông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
 
8.7. LỚP 87 mang tên CHI ĐỘI PHẠM NGŨ LÃO
Phạm Ngũ Lão là bậc danh tướng của triều Trần, từng có công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên. Những câu thơ trong bài Thuật hoài thể hiện lý tưởng, nhân cách cao cả của ông: “...Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu..”

8.8. LỚP 88 mang tên CHI ĐỘI TRẦN KHÁNH DƯ
Trần Khánh Dư  là võ tướng thời nhà Trần. Ông nổi tiếng về tài cầm quân và đã góp công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà nước Đại Việt. Nổi tiếng qua trận đánh Vân Đồn, đánh tan đạo binh thuyền chở lương thực, khí giới của quân Nguyên do Trương Văn Hổ chỉ huy.
 
8.9. LỚP 89 mang tên CHI ĐỘI TRẦN HƯNG ĐẠO
Trần Hưng Đạo còn được gọi là Hưng Đạo Vương tên thật là Trần Quốc Tuấn  là một nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và là nhà văn Việt Nam nổi tiếng thời Trần. Ông giữ quyền "tiết chế" để chống lại 3 cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông. Khi quân Nguyên đuổi theo vua Trần. Vua Trần Thánh Tông lo ngại, hỏi ông xem có nên hàng không. Ông khẳng khái trả lời "Bệ hạ chém đầu tôi rồi hãy hàng".
 
8.10. LỚP 810 mang tên CHI ĐỘI TRẦN THỦ ĐỘ
Trần Thủ Độ là người có công sáng lập ra triều Trần, được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín của mình, ông đã củng cố nước Việt vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự... Ông có vai trò rất quan trọng trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, lưu danh với câu nói bất hủ: 'Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ ha đừng lo'.
 
8.11. LỚP 811 mang tên CHI ĐỘI CHU VĂN AN
Chu Văn An là nhà giáo dục đầu tiên của Việt Nam. Ông dạy học rất nghiêm, lấy mình làm gương mẫu cho học trò noi theo. Học trò của ông như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát...Vua mến tài đức mới mời ông ra làm tư nghiệp trường Quốc Tử Giám và dạy thái tử học. Khi làm quan ông nhiều lần khuyên can vua. Ông dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần. Vua Trần Dụ Tông không nghe. Ông bèn trả lại áo mũ, từ quan về quê.
 
8.12. LỚP 812 mang tên CHI ĐỘI YẾT KIÊU
Danh tướng Yết Kiêu  thời Trần với tài bơi lội “nhập thủy như phúc bình địa hỹ” đã lập nhiều công lao lớn, được vua ban danh hiệu “Trần triều đệ nhất đô soái thủy quân”.
 
8.13. LỚP 813 mang tên CHI ĐỘI TRẦN QUANG KHẢI
Trần Quang Khải danh tướng, thi gia đời Trần, con thứ ba vua Trần Thái Tôn. Ông học nhiều, biết rộng, có tài văn chương, giỏi việc quân sự. Trong cuộc đánh đuổi quân Nguyên – Mông xâm lược, ông cùng Trần Quốc Tuấn và các danh tướng lập được nhiều chiến tích vẻ vang.
 
8.14. LỚP 814 mang tên CHI ĐỘI TRẦN QUỐC TOẢN
Trần Quốc Toản là một quý tộc nhà Trần, có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Tại Hội Nghị Bình Than, Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Ông trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Ông lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ:"Phá cường địch, báo hoàng ân".
 
8.15. LỚP 815 mang tên CHI ĐỘI TRẦN BÌNH TRỌNG
Trần Bình Trọng gốc người họ Lê, dòng dõi của Lê Hoàn. Ông và cha đều làm quan cho nhà Trần, do có nhiều công lao nên được lấy theo họ Trần. Quân Mông Nguyên tràn sang xâm lược nước ta lần thứ hai, ông được giao trách nhiệm chỉ huy trận đánh chặn ở Đà Mạc nhằm cản bước tiến ồ ạt của quân Mông Nguyên, tạo điều kiện cho nhà Trần thực hiện thành công chủ trương tạm thời rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ cơ hội thuận lợi mới tổ chức phản công. Trong trận ác chiến này, Trần Bình Trọng chẳng may bị giặc bắt. Giặc ra sức mua chuộc và dụ dỗ ông, hỏi rằng ông có muốn được nhận tước Vương của chúng hay không. Trần Bình Trọng đã khảng khái mắng chúng rằng "Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm Vương đất Bắc".

9.1. LỚP 91 mang tên CHI ĐỘI NGUYỄN TRUNG TRỰC
Nguyễn Trung Trực nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Tân An và Rạch Giá. Ông đã tổ chức cuộc phục kích đốt tàu L’Esperance của Pháp trưa ngày 10-12-1861 tại vàm Nhật Tảo. Câu nói lưu danh của ông: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, nước Nam mới hết người đánh Tây".
 
9.2. LỚP 92 mang tên CHI ĐỘI LÊ LAI
Lê Lai là danh tướng trung dũng trong cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh. Là người đứng tên thứ hai trong danh sách hội thề Lũng Nhai thề sống chết có nhau. Cuối năm 1418, nghĩa quân bị bao vây ở núi Chí Linh. Ông đóng giả làm Lê Lợi xông ra phá vòng vây, hi sinh để Lê Lợi và nghĩa quân được giải thoát.
 
9.3. LỚP 93 mang tên CHI ĐỘI NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Nguyễn Thượng Hiền, ông kết giao với nhiều sĩ phu yêu nước như Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... Ông cùng với Phan Bội Châu lập ra Việt Nam Quang phục Hội. Năm 1914 sau khi Phan Bội Châu bị bắt, ông là người lãnh đạo của hội. Ông để lại một số tác phẩm thơ, văn lên án chính sách của người Pháp, khơi dậy lòng yêu nước, kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp.
 
9.4. LỚP 94 mang tên CHI ĐỘI PHAN ĐÌNH PHÙNG
Phan Đình Phùng là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa kháng Pháp tại Hương Khê. Ông được coi là tiêu biểu nhất cho phong trào Cần vương của cả nước trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Cuộc kháng chiến được duy trì trong 10 năm, ông được nhân dân và quân sĩ tin yêu, ủng hộ.
 
9.5. LỚP 95 mang tên CHI ĐỘI CAO THẮNG
Cao Thắng cùng em ruột là Cao Nữu chiêu tập dân đinh khởi nghĩa rồi gia nhập nghĩa quân Phan Đình Phùng. Ông là một vị tướng trẻ tuổi, nhà chỉ huy và tổ chức quân sự tài giỏi, một “ kỹ sư quân giới” một nhà sáng chế thông minh sáng tạo.
 
9.6. LỚP 96 mang tên CHI ĐỘI NGUYỄN TRÃI
Nguyễn Trãi là danh sĩ, nhà văn hoá lớn. Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Suốt 10 năm kháng chiến cứu nước, ông đã ra tài về chiến lược quân sự, ngoại giao giúp cuộc kháng chiến thành công. Ông đã để lại cho đời một tác phẩm nổi tiếng:  Bình Ngô đại cáo!
 
9.7. LỚP 97 mang tên CHI ĐỘI NGUYỄN DU
Thi hào Nguyễn Du mồ côi từ nhỏ, phải sống nhờ nơi người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản. Thời thế lúc ấy có nhiều biến động, ông sống trong cảnh khốn khó, nhưng vẫn kiên chí học tập, rèn luyện tài năng. Tuyệt tác của ông là tác phẩm: Đoạn trường tân thanh tức Truyện Kiều
 
9.8. LỚP 98 mang tên CHI ĐỘI LÊ QUÝ ĐÔN
Nhà bác học Lê Quý Đôn là người vào thời Hậu Lê. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng lâu đời. Thuở nhỏ ông nổi tiếng thông minh, có trí nhớ phi thường nên được mọi người gọi là thần đồng. Ông đọc rộng, biết nhiều, trước tác bao gồm nhiều lĩnh vực, có nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, sáng tác...
 
9.9. LỚP 99 mang tên CHI ĐỘI LÊ THÁNH TÔN
Vua Lê Thánh Tôn hết lòng chăm lo việc nước: mở khoa thi, kén chọn hiền tài, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề, mở rộng giao lưu buôn bán, ban hành chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia v.v... Vua Lê Thánh Tôn được xem là vị minh quân trong lịch sử Việt Nam.
 
9.10. LỚP 910 mang tên CHI ĐỘI BÙI THỊ XUÂN
Nữ kiệt triều Tây Sơn, vợ danh tướng Trần Quang Diệu. Bà là vị anh thư đã cùng chồng hết lòng hết sức giúp nghĩa quân Tây Sơn chống nhau với quân Nguyễn Ánh hơn 10 năm, chiến đấu cực kỳ dũng cảm. Người đời sau hầu hết đều khen ngợi oai danh và tiết tháo của bà.
 
9.11. LỚP 911 mang tên CHI ĐỘI NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Nguyễn Tri Phương là danh tướng triều Nguyễn. Khi Pháp chiếm thành Hà Nội, chúng bắt được ông trong lúc bị thương nặng, lính Pháp biết về ông nên cố cứu chữa, nhưng ông đã từ chối và nói rằng: “Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa”. Yêu nước, thương dân, bất khuất trước kẻ thù, Nguyễn Tri Phương đã chọn cái chết để thỏa lòng trung với nước.
 
9.12. LỚP 912 mang tên CHI ĐỘI NGUYỄN KIM
Nguyễn Kim là một danh tướng thời nhà Lê sơ và là người đặt nền móng cho sự thành lập nhà Lê trung hưng. Ông có hai con trai đều là tướng giỏi, là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng. Sau Nguyễn Hoàng trở thành người mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Nguyễn và triều nhà Nguyễn.
 
9.13. LỚP 913 mang tên CHI ĐỘI LÊ LỢI
Lê Lợi vị anh hùng dân tộc, là lãnh tụ cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, giải phóng đất nước khỏi sự đô hộ của nhà Minh, vị vua khai sáng nhà Hậu Lê. Sau 10 năm chiến đấu gian khổ, từ một đội quân du kích nhỏ bé, nghĩa quân Lam Sơn đã trở thành một đội quân hùng mạnh. quân Minh phải cam chịu thất bại, rút quân về nước.
 
9.14. LỚP 914 mang tên CHI ĐỘI NGUYỄN NHẠC
Nguyễn Nhạc là người khởi xướng và là thủ lĩnh phong trào Tây Sơn. Lực lượng nghĩa quân do ông lãnh đạo dấy lên từ đất Tây Sơn ra đến Quảng Nam và quét sạch quân chúa Nguyễn ở khu vực phía Nam Bình Định. Tiếng tăm ông vang dậy toàn quốc.  Ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Thái Đức, mở đầu cho triều đại Tây Sơn.
 
9.15. LỚP 915 mang tên CHI ĐỘI NGUYỄN HUỆ
Nguyễn Huệ là một vị anh hùng lỗi lạc, một nhà chính trị quân sự kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Đương thời hầu hết các danh sĩ đại thần, kể cả kẻ thù, đều ngưỡng mộ xem ông là “Bậc anh hùng” bốn lần đánh Gia Định, lúc ra trận đều đi trước, sĩ tốt hiệu lệnh nghiêm minh, thuộc hạ ai nấy đều dốc lòng vâng mệnh”. Những chiến công vang dội của ông mà tiêu biểu là đại thắng 20 vạn quân Thanh.


Tác giả bài viết: HVT10
Nguồn tin: Tư liệu tổng hợp

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Hình ảnh hoạt động HVT10

  • Kiểm tra học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016
  • Thông báo số 6
  • Thông báo số 5
  • Thông báo số 4
  • Thông báo số 3
  • Thông báo số 2
  • Thông báo số 1
  • Lịch kiểm tra học kỳ 2
  • Đại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ Năm 2015
  • Kỷ niệm 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Quà xuân 2015
  • Tham dự hoạt động cấp thành
  • Tham dự hoạt động cấp Quận
  • Hội trại truyền thống 9/1
  • Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
  • Bản tin phát thanh số thứ 5
  • Liên hoan
  • ​13 tuổi thay mẹ nuôi em
  • Quá trình hình thành và phát triển