396â23 430ờ Thứ nămà 04:30 EDT Thứ năm, 01/06/2023HVT10   Sổ Liên Đội   Tài liệu tham khảo
Liên hệ nhanh
Họ tên: (*)
Email: (*)
Điện thoại: (*)
Tiêu đề: (*)
Gửi tới bộ phận:(*)
Nội dung: (*)
Mã bảo mật (*) Mã chống spam Thay mới
**Xin vui lòng điền đầy đủ những nội dung được đánh dấu sao (*)

Tra cứu Sổ Liên Đội

Tra cứu Sổ Chi Đội

CHUYÊN HIỆU ĐỘI VIÊN

Youtube HVT10

Khảo sát trực tuyến

HÌnh ảnh lưu niệm

Lưu bút HVT10

Tài liệu rèn luyện

Kỷ niệm 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Đăng lúc: Thứ bảy - 07/03/2015 01:44 - Người đăng bài viết: Liên Đội Hoàng Văn Thụ | Đã xem: 9192
Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Kỷ niệm 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Kỷ niệm 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Lịch sử 102 năm đấu tranh của phong trào phụ nữ
Bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ cũng là lúc giới công nhân bị bóc lột nặng nề nhất: không chỉ đàn ông mà cả phụ nữ và trẻ em đều bị vận động làm việc tại các nhà máy công nghiệp liên tục 12h mỗi ngày trong những điều kiện tồi tệ với đồng lương rẻ mạt không đủ sống…
Trước sự bất công đó, vào ngày 8/3/1857, không thể chịu nổi sự bóc lột đến tàn bạo của giới chủ, hàng ngàn công nhân dệt tại New York đã tiến hành biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm, và tạo một số quyền lợi của phụ nữ. Tuy bị đàn áp đẫm máu nhưng cuộc biểu tình đã mở ra một thời kỳ mới trong phong trào đấu tranh của công nhân trên toàn thế giới.
Ngày 8/3/1899, phong trào đấu tranh bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phốChicago và New York, lan rộng trên toàn nước Mỹ rồi sang đến châu Âu.
 
Bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 19, phong trào đấu tranh của phụ nữ phát triển mạnh mẽ
Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt có ảnh hưởng đến phụ nữ ở nước Đức, một nước có nền công nghiệp phát triển mạnh lúc bấy giờ.
Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt có ảnh hưởng đến phụ nữ ở nước Đức, một nước có nền công nghiệp phát triển mạnh lúc bấy giờ.
Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đã xuất hiện hai nhà đấu tranh lỗi lạc, đó là bà Clara Zetkin (Đức) và bà Rosa Luxemburg (Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907, hai bà đã cùng phối hợp với bà Nadezhda Konstantinovna "Nadya" Krupskaya - Наде́жда Константи́новна Кру́пская (vợ của Lãnh tụ phong trào cách mạng vô sản Vladimir Ilyich Lenin - Влади́мир Ильи́ч Ле́нин) vận động thành lập Ban "Thư ký phụ nữ quốc tế". Bà Clara Zetkin được cử làm Tổng Thư ký.
Ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ đã diễu hành trên đường phố New York với khẩu hiệu “Bread and Roses !Bánh mì và hoa hồng!” đòi giới chủ đảm bảo đời sống và điều kiện làm việc trong đó: bánh mì tượng trưng cho bảo đảm kinh tế gia đình, hoa hồng tượng trưng cho đời sống tốt đẹp hơn.
Ngày 8/3/1910, tại Hội nghị Phụ nữ tại Copenhaghen (Đan Mạch) hơn 100 đại biểu đến từ 17 quốc gia trên thế giới thống nhất chọn ngày 8/3 hàng năm là ngày tôn vinh phụ nữ, ngày mà phụ nữ trên toàn thế giới đoàn kết đấu tranh đòi chế độ làm việc 8h/ngày, quyền được làm việc như nhau giữa nam giới và phụ nữ với khẩu hiệu: “Ngày làm 8 giờ”; “Việc làm ngang nhau”; “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.
 
Ảnh: Frau. Zetkin and Rosa Luxemburg, 1910 
 
Từ đó đến nay
 
Ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
 
 
 
 

 
 
 Ảnh: Tuần hành ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa. Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa. Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Bát Màn (Thái Bình), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hóa), bà Thánh Thiện (Hà Bắc)… ý chí kiên cường và lòng yêu nước của Hai Bà đã được đúc kết lại bằng những vần thơ bất hủ:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà, nghĩa quân đã đập tan chế độ đô hộ Bắc thuộc. Thái thú đô hộ là Tô Định phải cải trang bằng cách cắt tóc, cạo râu tìm đường tẩu thoát về nước.
Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – Hà Nội ngày nay).
Năm 42 sau Công nguyên, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa lần này chỉ kéo dài được 2 năm do thế và lực của ta và địch chênh lệch quá lớn. Hai Bà đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh anh dũng để giữ tròn khí tiết của mình, bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc.
 
Ảnh: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Mặc dù thời gian trị vì của Hai Bà ngắn ngủi (từ năm 40 tới 43 sau Công nguyên) nhưng  cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Đông Hán, dành  độc lập cho xứ sở của Hai Bà có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử của nước nhà. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần dân tộc cao cả. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn là một minh chứng cho sức mạnh lớn lao, khả năng dồi dào của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu không kể thời kỳ lập quốc của các vua Hùng và thời kỳ Thục An Dương Vương thì Hai Bà Trưng là những người đầu tiên xây dựng nền tự chủ, độc lập của nước ta. Xét trong lịch sử thế giới, ta thấy không ở một quốc gia nào khác có một cuộc chiến tranh chống xâm lược, lãnh đạo bởi một phụ nữ, mà  hùng tráng như cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nước ta.
Trang sử oanh liệt này sẽ mãi mãi được lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau.
                                                                                                                                    Trịnh Việt.
                                                                                                              (Sưu tầm tổng hợp) 
Nguồn tin: Website Tập đoàn dầu khí quốc qia

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hình ảnh hoạt động HVT10

  • Kiểm tra học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016
  • Thông báo số 6
  • Thông báo số 5
  • Thông báo số 4
  • Thông báo số 3
  • Thông báo số 2
  • Thông báo số 1
  • Lịch kiểm tra học kỳ 2
  • Đại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ Năm 2015
  • Kỷ niệm 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Quà xuân 2015
  • Tham dự hoạt động cấp thành
  • Tham dự hoạt động cấp Quận
  • Hội trại truyền thống 9/1
  • Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
  • Bản tin phát thanh số thứ 5
  • Liên hoan
  • ​13 tuổi thay mẹ nuôi em
  • Quá trình hình thành và phát triển