579â23 754ờ Thứ sáuà 19:54 ICT Thứ sáu, 24/03/2023HVT10   Tin Tức   Khoa học
Liên hệ nhanh
Họ tên: (*)
Email: (*)
Điện thoại: (*)
Tiêu đề: (*)
Gửi tới bộ phận:(*)
Nội dung: (*)
Mã bảo mật (*) Mã chống spam Thay mới
**Xin vui lòng điền đầy đủ những nội dung được đánh dấu sao (*)

Tra cứu Sổ Liên Đội

CHUYÊN HIỆU ĐỘI VIÊN

Youtube HVT10

Khảo sát trực tuyến

HÌnh ảnh lưu niệm

Lưu bút HVT10

Tài liệu rèn luyện

Băng biển tan thúc đẩy thảm thực vật xanh phát triển ở Bắc Cực

Đăng lúc: Thứ hai - 26/08/2013 11:45 - Người đăng bài viết: HVT10 Admin | Đã xem: 945
 Băng biển tan thúc đẩy thảm thực vật xanh phát triển ở Bắc Cực

Băng biển tan thúc đẩy thảm thực vật xanh phát triển ở Bắc Cực

(Dân trí) - Băng biển và xu hướng ấm lên trên toàn cầu đang làm thay đổi thảm thực vật gần khu vực ven biển Bắc cực - theo hai nhà khoa học thuộc Đại học Alaska Fairbanks.
Băng biển tan thúc đẩy thảm thực vật xanh phát triển ở Bắc Cực
Băng biển Bắc Cực ảnh hưởng sâu rộng đến hệ động thực vật Trái đất. (Ảnh: Trung tâm dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia Hoa Kỳ)

Uma Bhatt- giáo sư Viện vật lý địa chất, và Skip Walker- giáo sư Viện Sinh vật học Bắc Cực thuộc Đại học Alaska Fairbanks đóng góp những bình luận nghiên cứu về phản ứng của thực vật, sinh vật biển và động vật trước tình trạng băng biển tan ở Bắc Cực.

Bhatt cho biết: “Băng biển tan góp phần phủ xanh các vùng đất lạnh dọc theo khu vực ven biển”.

Đánh giá dựa trên phân tích 10 năm dữ liệu nghiên cứu về đề tài này, đưa ra một cái nhìn toàn diện về những tổn hại của băng biển phía Bắc gây ra trong khu vực. Kết quả cho thấy băng biển mất dần đang làm thay đổi chuỗi thức ăn biển và mặt đất. Băng biển biến mất đồng nghĩa với sự biến mất của các loại tảo băng biển, nền móng cho chuỗi thức ăn biển. Sinh vật phù du cỡ lớn phát triển mạnh, thay thế loài nhỏ hơn, và sinh vật phù du dày đặc nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Trên mặt nước, băng biển biến mất đã phá hủy đường đi cũ của động vật di cư qua biển băng trong khi lại mở con đường mới cho động vật biển ở những vùng khác. Một số loài động vật và thực vật sẽ bị cô lập. Ở vùng phía bắc xa nhất và vùng lạnh nhất của Bắc Cực, toàn bộ quần xã sinh vật có thể bị mất do không còn được hưởng hiệu ứng mát lạnh vì nguyên nhân băng biển biến mất vào mùa hè.

Nhà sinh học thực vật Walker cho biết trái đất nóng lên tạo cơ hội cho thảm thực vật mới mọc lên ở những nơi mà trước đó ít khi thảm thực vật xuất hiện. Điều này góp phần làm phủ xanh Bắc Cực. Nhà khoa học khí quyển Bhatt kiểm tra một chuỗi dữ liệu theo thời gian 1982-2010 để kiểm tra xu hướng biển băng, nhiệt độ bề mặt đất liền và những thay đổi độ phong phú thảm thực vật.

Một ngạc nhiên thú vị và khó hiểu là mặc dù có sự ấm lên và phủ xanh vùng đất Bắc cực ở Bắc Mỹ nhưng một số khu vực ở phía bắc nước Nga và dọc theo bờ biển Bering thuộc Alaska đang cho thấy xu hướng mát mẻ và giảm sản sinh thảm thực vật.

Tất cả điều này cho thấy sự phức tạp của hệ thống Bắc cực và là lý do tại sao các nhà khoa học từ các ngành khác nhau cần làm việc cùng nhau để tìm hiểu điều đó.

Thu Hồng
Theo ScienceDaily

__________________________________

*Mọi liên hệ về bài tin với chuyên mục Khoa học, xin gửi đến

email: thaolam@dantri.com.vn


Nguồn tin: dantri.com.vn

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hình ảnh hoạt động HVT10

  • Kiểm tra học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016
  • Thông báo số 6
  • Thông báo số 5
  • Thông báo số 4
  • Thông báo số 3
  • Thông báo số 2
  • Thông báo số 1
  • Lịch kiểm tra học kỳ 2
  • Đại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ Năm 2015
  • Kỷ niệm 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Quà xuân 2015
  • Tham dự hoạt động cấp thành
  • Tham dự hoạt động cấp Quận
  • Hội trại truyền thống 9/1
  • Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
  • Bản tin phát thanh số thứ 5
  • Liên hoan
  • ​13 tuổi thay mẹ nuôi em
  • Quá trình hình thành và phát triển