Viện trưởng Viện Y học Tái sinh NUI Galway ở Ireland , TS Uri Frank, giải thích: “Về lý thuyết, sinh vật nhỏ bé này sống bất tận nên là đối tượng hoàn hảo giúp chúng ta hiểu thêm về vai trò của tế bào gốc trong nghiên cứu về bệnh tật và sự già nua.
Chúng có những tế bào gốc vẫn ở trong tình trạng giống như mô suốt dòng đời của nó. Nếu chúng bị mất đầu, nó có thể mọc đầu khác trong vòng vài ngày nhờ vào tế bào gốc dạng mô - tế bào gốc đa năng.”
Cơ chế phát tín hiệu giữa hai tế bào này được xem là vai trò quan trọng trong nghiên cứu về sự trưởng thành, già nua và bệnh tật.
Được biết loài sinh vật có họ hàng với sứa và hải quỳ, có khả năng tái sinh bất cứ phần thân thể nào bị mất đi, tự nhân bản phần thân thể đó.
Hiện nay, trên thế giới cũng có một số loại động vật có khả năng đặc biệt này như kì nhông có thể mọc lại tứ chi.
Không những thế, các nhà khoa học còn phát hiện ra loài sứa turritopsis nutrhicula có khả năng liên tục tái tạo lại toàn bộ cơ thể.
Quá trình này cứ lặp đi lặp lại liên tục và loài sứa này được xác định là loài vật duy nhất bất tử trên thế giới.
_________________________
*Mọi liên hệ về bài tin với chuyên mục Khoa học, xin gửi đến
email: thaolam@dantri.com.vn
y học, tái sinh, giải thích, lý thuyết, sinh vật, nhỏ bé, vai trò, tế bào, nghiên cứu, tình trạng, có thể, lĩnh vực, ứng dụng, phát hiện, liên quan, tín hiệu, gọi là, quan trọng, trưởng thành, già nua, họ hàng
Ý kiến bạn đọc