602â23 827ờ Thứ baà 20:27 ICT Thứ ba, 28/03/2023HVT10   Tin Tức   Khoa học
Liên hệ nhanh
Họ tên: (*)
Email: (*)
Điện thoại: (*)
Tiêu đề: (*)
Gửi tới bộ phận:(*)
Nội dung: (*)
Mã bảo mật (*) Mã chống spam Thay mới
**Xin vui lòng điền đầy đủ những nội dung được đánh dấu sao (*)

Tra cứu Sổ Liên Đội

CHUYÊN HIỆU ĐỘI VIÊN

Youtube HVT10

Khảo sát trực tuyến

HÌnh ảnh lưu niệm

Lưu bút HVT10

Tài liệu rèn luyện

Chế tạo loại robot có tốc độ chạy nhanh nhất thế giới

Đăng lúc: Thứ sáu - 19/09/2014 10:39 - Người đăng bài viết: HVT10 Admin | Đã xem: 680
 Chế tạo loại robot có tốc độ chạy nhanh nhất thế giới

Chế tạo loại robot có tốc độ chạy nhanh nhất thế giới

(Dân trí) - Các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa chế tạo thành công robot được mô phỏng theo loài báo đốm, có khả năng chạy và nhảy vượt chướng ngại vật, đạt tốc độ nhanh nhất hiện nay trong các loại robot đã từng được tạo ra.
Báo đốm là loài động vật chạy nhanh nhất trên thế giới, có thể đạt được vận tốc tối đa lên đến 96,5km/h. Dựa vào hình dáng và cách thức hoạt động của loài báo đốm, các nhà khoa học của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa thiết kế ra một robot mới với tên gọi “báo đốm”, có khả năng chạy nhanh hơn bất kỳ loại robot nào từ trước đến nay.

Mặc dù có thiết kế bề ngoài không giống với loài báo đốm, tuy nhiên robot mới của MIT vẫn được gọi tên là “báo đốm” vì khả năng hoạt động của nó giống với loài báo đốm. Robot này có khối lượng 31,7kg và có thể đạt được vận tốc tối đa 48km/h.

Ngoài khả năng có thể tự vận hành, robot “báo đốm” còn có thể nhảy qua các chướng ngại vật mà không làm giảm tốc độ chạy. Robot này cũng có thể hoạt động âm thầm mà không gây ra tiếng động.

Robot của MIT được thiết kế dựa trên nguyên lý hoạt động của báo đốm
Robot của MIT được thiết kế dựa trên nguyên lý hoạt động của báo đốm

Các nhà khoa học của MIT đã trang bị cho robot “báo đốm” một động cơ hoạt động hiệu quả với một thuật toán thông minh được sử dụng để robot có thể kiểm soát sức mạnh của từng bước chân của robot, dựa vào từng địa hình cụ thể. Đây cũng là cách thức mà loài báo đốm sử dụng khi thực hiện những bước chạy nước rút.

Ngoài ra, thuật toán này còn giúp robot “báo đốm” có thể hoạt động ổn định trên nhiều dạng địa hình khác nhau, thay vì chỉ trên địa hình bằng phẳng và dễ di chuyển. Hiện tại nguồn năng lượng cho phép robot có thể hoạt động liên tục trong 2 giờ đồng hồ.

“Robot có thể tính toán độ tiếp xúc giữa chân với bề mặt đất cũng như khoảng thời gian cơ thể bay trong không trung để đưa ra một lực đạp đủ mạnh lên bề mặt tiếp xúc để bù trừ cho lực hấp dẫn”, Sangbae, Giáo sư kỹ thuật cơ khí tại MIT giải thích về nguyên lý hoạt động của robot. “Điều này cũng giúp robot có thể tính toán lực phù hợp để nhảy vượt qua các chướng ngại vật trước mắt”.

Robot “báo đốm” có thể được sử dụng trong những nhiệm vụ cứu hộ, tiếp cận các khu vực đổ vỡ nếu xảy ra thảm họa. Robot có thể thay thế các nhân viên cứu hộ để giải cứu người gặp nạn một cách thuận tiện hơn.

Ngoài ra, các nhà khoa học tại MIT còn hy vọng robot “báo đốm” sẽ là tiền đề để tạo ra những loại robot mới có thể tự động di chuyển, thay thế cho các phương tiện giao thông hoặc có thể sử dụng như những đôi chân giả dành cho người khuyết tật.

Video hoạt động của robot “báo đốm”:



T.Thủy

Nguồn tin: dantri.com.vn

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hình ảnh hoạt động HVT10

  • Kiểm tra học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016
  • Thông báo số 6
  • Thông báo số 5
  • Thông báo số 4
  • Thông báo số 3
  • Thông báo số 2
  • Thông báo số 1
  • Lịch kiểm tra học kỳ 2
  • Đại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ Năm 2015
  • Kỷ niệm 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Quà xuân 2015
  • Tham dự hoạt động cấp thành
  • Tham dự hoạt động cấp Quận
  • Hội trại truyền thống 9/1
  • Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
  • Bản tin phát thanh số thứ 5
  • Liên hoan
  • ​13 tuổi thay mẹ nuôi em
  • Quá trình hình thành và phát triển