931â23 421ờ Thứ sáuà 04:21 ICT Thứ sáu, 09/06/2023HVT10   Tin Tức   Khoa học
Liên hệ nhanh
Họ tên: (*)
Email: (*)
Điện thoại: (*)
Tiêu đề: (*)
Gửi tới bộ phận:(*)
Nội dung: (*)
Mã bảo mật (*) Mã chống spam Thay mới
**Xin vui lòng điền đầy đủ những nội dung được đánh dấu sao (*)

Tra cứu Sổ Liên Đội

CHUYÊN HIỆU ĐỘI VIÊN

Youtube HVT10

Khảo sát trực tuyến

HÌnh ảnh lưu niệm

Lưu bút HVT10

Tài liệu rèn luyện

Để vun trồng não và trí nhớ của trẻ...

Đăng lúc: Thứ hai - 26/08/2013 11:43 - Người đăng bài viết: HVT10 Admin | Đã xem: 858
 Để vun trồng não và trí nhớ của trẻ...

Để vun trồng não và trí nhớ của trẻ...

(Dân trí) - Nhân mùa tựu trường, trang khoa học Dân trí đi gặp một giáo sư thần kinh học của Đại học Liège (Bì) và hỏi ông vài chi tiết để giúp trẻ phát triển não và phát triển trí nhớ để học tốt hơn.
Bộ nã
Bộ não vĩ đại

Não là cơ quan chính của hệ thần kinh và là một loại đài kiểm soát - tour de contrôle - của tất cả các sinh hoạt của ta.

Tế bào thần kinh làm việc 24/24 giờ, trao đổi thông tin với nhau - connected - để dùng từ của giới trẻ hiện nay khi nói về liên hệ trên mạng - Tế bào thần kinh sinh hoạt theo ê-kip, theo nhóm, gửi, nhận và khai thác thông tin của cả cơ thể để kiểm soát sinh hoạt của ta. Nhất cử nhất động của cá nhân, những cảm giác, những tư tuởng, tình cảm... là nhờ việc làm liên tục của các tế bào thần kinh ấy.

Não cũng có khả năng quên. Cũng may đấy vì phải biết quên để nhớ giỏi.

Điều này đúng hoàn toàn: thật sự ta sàng lọc các thông tin tùy theo tầm quan trọng của chúng để “quên” những chi tiết không quan trọng và “giữ lại” những gì cần cho ta.

Một trí nhớ to lớn

Từ lúc mới chào đời, trí nhớ của trẻ ghi nhận rất nhiều thông tin, một con số to như... số các vì sao trong vũ trụ.

Trí nhớ ngắn hạn giúp ta sinh hoạt tức thời như nhớ một số điện thoại, một danh sách các thức cần mua khi đi chợ... Xong, não xóa những chi tiết đó vì chúng thành vô dụng.

Trí nhớ dài hạn giúp ta giữ những ghi lại trong nhiều năm những kỷ niệm. Hầu như tất cả những gì ta được dạy lúc thơ ấu, não ta nhớ hết. Môi trường sống và giáo dục trẻ quan trọng là thế ấy.

Trí nhớ là một... sự tái tạo

Thật vậy, mỗi một trong chúng ta có nhiều loại trí nhớ : ta nhớ các mùi vị, các màu sắc, các hình ảnh, các từ ngữ ... Mỗi trí nhớ ghi nhận những kinh nghiệm ta đã sống, những sự kiện và biến cố ta đã trải nghiệm. Trí nhớ ta sàng lọc và tái tạo các hiện tượng đó tùy theo cá nhân ta, tùy theo quá khứ ta đã sống. Trí nhớ không hẳn là trung thành với hiện thực, ta tái tạo lại hiện thực với cái chủ quan của ta. Vì thế ta không nên trách hay phạt trẻ khi chúng diễn đạt những ý tưởng không hoàn toàn phù hợp với những gì ta trông đợi: có thể đó là phần sáng tạo của chúng.

Phải bắt các tế bào thần kinh làm việc

Não bộ cũng là một loại “cơ bắp”, không làm việc thì cơ sẽ teo.

Não của những người cao tuổi mất đi một phần sự đàn hồi co giản nhưng dù vậy khả năng làm việc của não, trẻ hay già, vẫn to lớn vô cùng. Ta có khả năng học đến cuối đời. Nhưng càng trẻ, học càng dễ, khả năng tiếp thu càng to.

Đối với trẻ, một cách ngắn gọn, có ba “chìa khóa” để học tốt: sự tò mò, sự thích thú và có đủ thời gian. Gợi sự tò mò, trẻ thêm động cơ để học. Có thích thú, trẻ học dễ hơn và nhớ lâu hơn. Cho trẻ đủ thời gian để tiếp thu và củng cố trí nhớ. Đừng bắt trẻ phải miễn cưỡng học và học những gì vô nghĩa đối với chúng. Cũng đừng bắt trẻ phải học “nước rút”, một cách vội vàng kiểu học nhồi học ép.

Nhưng càng học não càng phát triển khả năng học. Cũng dễ hiểu thôi vì với sinh hoạt (= học), não phải thiết lập thêm cái dây liên hoàn giữa các tế bào thần kinh, Các cấu trúc thêm vào đó sẽ sẳn sàng để tiếp thu kiến thức mới và đồng thời phát triển khả năng tiếp thu.

m gì một cách cụ thể để phát triển não và trí nhớ?

Một cách chung chung, dĩ nhiên là nên giúp trẻ sống trong một môi trường thoải mái để chúng tự tin ở mình. Phải làm sao cho chúng ăn uống đủ chất, ngủ đủ giờ, hít thở khí trời trong sạch vì não cũng cần được nuôi - bằng thức ăn và bằng ô-xy như bất kỳ cơ quan nào của thân thể - Trí nhớ mỗi đêm được tổ chức lại trong lúc ngủ mơ, REM sleep, nên cần ngủ đủ.

Để giúp trẻ sẵn sàng cho niên học mới, làm sao gợi sự tò mò cho trẻ đi tìm thêm hiểu biết, nói với chúng về những ích lợi của tri thức, dạy chúng tính hoài nghi để không ngừng kiểm tra các ý tưởng của mình và như thế mở mang thêm kiến thức, cho chúng quyền được sai lầm và tự sửa sai lầm, khuyến khích chúng áp dụng những kiến thức mới tiếp thu và cũng đừng quên kính trọng những ý tưởng của chúng... Vì một não bộ mà bị đè nén hay đàn áp thì có nhiều khả năng kém phát triển, trong đó có sự phát triển của trí nhớ.

Môi trường tinh thần và tình cảm cũng quan trọng là thế đó.

Nguyễn Huỳnh Mai
Liège, Bỉ

___________________________

*Mọi liên hệ về bài tin với chuyên mục Khoa học, xin gửi đến

email: thaolam@dantri.com.vn


Nguồn tin: dantri.com.vn

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hình ảnh hoạt động HVT10

  • Kiểm tra học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016
  • Thông báo số 6
  • Thông báo số 5
  • Thông báo số 4
  • Thông báo số 3
  • Thông báo số 2
  • Thông báo số 1
  • Lịch kiểm tra học kỳ 2
  • Đại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ Năm 2015
  • Kỷ niệm 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Quà xuân 2015
  • Tham dự hoạt động cấp thành
  • Tham dự hoạt động cấp Quận
  • Hội trại truyền thống 9/1
  • Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
  • Bản tin phát thanh số thứ 5
  • Liên hoan
  • ​13 tuổi thay mẹ nuôi em
  • Quá trình hình thành và phát triển