681â23 1020ờ Thứ nămà 22:20 ICT Thứ năm, 01/06/2023HVT10   Tin Tức   Khoa học
Liên hệ nhanh
Họ tên: (*)
Email: (*)
Điện thoại: (*)
Tiêu đề: (*)
Gửi tới bộ phận:(*)
Nội dung: (*)
Mã bảo mật (*) Mã chống spam Thay mới
**Xin vui lòng điền đầy đủ những nội dung được đánh dấu sao (*)

Tra cứu Sổ Liên Đội

CHUYÊN HIỆU ĐỘI VIÊN

Youtube HVT10

Khảo sát trực tuyến

HÌnh ảnh lưu niệm

Lưu bút HVT10

Tài liệu rèn luyện

Não của chó và người giống nhau đến kinh ngạc

Đăng lúc: Thứ năm - 23/10/2014 11:16 - Người đăng bài viết: HVT10 Admin | Đã xem: 800
 Não của chó và người giống nhau đến kinh ngạc

Não của chó và người giống nhau đến kinh ngạc

Nghiên cứu cho thấy, bộ não của chó có cơ chế xử lý thông tin giống với người và rất nhạy cảm với âm thanh cảm xúc.
Não của chó và người giống nhau đến kinh ngạc

Ai cũng biết rằng, chó luôn được coi là loài vật nuôi thân thiết nhất của con người vì chúng có khả năng hiểu được thái độ cũng như cảm xúc của con người. Một nghiên cứu được công bố mới đây một lần nữa khẳng định điều đó, khi lần đầu tiên các nhà khoa học Hungary so sánh chức năng não bộ của người và loài chó. Giống như con người, bộ não của chó đều rất nhạy cảm với các tín hiệu âm thanh của cảm xúc.

Nhà khoa học Atila Andics và nhóm cộng sự đã huấn luyện 11 con chó để chúng nằm bất động trong một máy quét não cộng hưởng từ (MBI). Và để so sánh, các nhà khoa học cũng đã thực hiện các thí nghiệm đồng thời ở nhiều người.

Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra, so sánh những phản ứng thần kinh của chó và người đối với khoảng 200 âm thanh cảm xúc khác nhau. Những hình ảnh cho thấy, khu vực giọng nói ở cả não của chó và người đều nằm ở một vùng tương tự. Điểm giống nhau đáng ngạc nhiên giữa hai loài là cách xử lý và tiếp nhận âm thanh tình cảm của não bộ. Đặc biệt, ở cả hai loài, vùng âm thanh gần vỏ não phản ứng mạnh với những âm thanh vui vẻ phấn khích.

Nhà khoa học Atila Andics trường đại học ELTE cho biết: “Lâu nay, chó và con người cùng chia sẻ một môi trường xã hội như nhau. Nhưng phát hiện mới của chúng tôi đã chỉ ra rằng, não bộ chó cũng có cơ chế xử lí thông tin gần giống với con người. Đây có thể là một bước đi đầu tiên trong việc nghiên cứu sự truyền thanh qua lại giữa hai loài trong tương lai".

Tuy nhiên, có một số khác biệt mà một trong số đó thể hiện ở việc phản ứng với các hình thái âm thanh giữa hai loài. Khoảng một nửa vùng não tiếp nhận âm thanh của chó nhạy cảm hơn với các âm thanh không phải tiếng nói.

Các nhà khoa học cho rằng, nghiên cứu này là bước đầu tiên hướng tới sự nhận thức rằng chó hoàn toàn hiểu được mọi cung bậc, sắc thái tình cảm của loài người để từ đó chúng ta sẽ điều chỉnh cách hành xử khi coi chúng là người bạn hay một thành viên trong gia đình.

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Mac-Lean thuộc trường Đại học Duke ở Bắc Carolina Mỹ) cũng đang tiến hành một nghiên cứu với chủ để tương tự nhận định, phát hiện của các nhà khoa học Hungary là một bước tiến quan trọng cho nền y học thế giới.

“Phương pháp này mở ra một hướng đi hoàn toàn mới trong việc phân tích quá trình phát triển thần kinh của loài chó đồng thời cung cấp một cái nhìn mới về cuộc sống của chúng,” Giáo sư Mac-Lean nói. “Cuối cùng, phát hiện này thiết lập một nền tảng của một nhánh mới trong nghiên cứu khoa học thần kinh khi so sánh các hoạt động của não bộ giữa người và động vật không cùng bộ Linh trưởng”./.
Theo VOV, Reuters, VOA

Nguồn tin: dantri.com.vn

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hình ảnh hoạt động HVT10

  • Kiểm tra học kỳ 1 - Năm học 2015 - 2016
  • Thông báo số 6
  • Thông báo số 5
  • Thông báo số 4
  • Thông báo số 3
  • Thông báo số 2
  • Thông báo số 1
  • Lịch kiểm tra học kỳ 2
  • Đại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ Năm 2015
  • Kỷ niệm 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Quà xuân 2015
  • Tham dự hoạt động cấp thành
  • Tham dự hoạt động cấp Quận
  • Hội trại truyền thống 9/1
  • Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam
  • Bản tin phát thanh số thứ 5
  • Liên hoan
  • ​13 tuổi thay mẹ nuôi em
  • Quá trình hình thành và phát triển