Theo một thông cáo chung, lãnh đạo quân sự hai nước đã đưa ra cam kết trên tại Mỹ vào ngày 22/8, khi chính phủ hai nước đàm phán về mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở
“Chúng tôi có cùng lợi ích trong việc duy trì tự do hàng hải, thương mại hợp pháp không bị cản trở, và lưu thông người và hàng hóa khắp các vùng biển”, Tướng Philippines Emmanuel Bautista và Tướng Mỹ Martin Dempsey, chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, cho hay. “Chúng tôi mong muốn…củng cố môi trường an ninh Đông Nam Á theo cách thức bảo vệ lợi ích của tất cả những ai tôn trọng thông thương không bị cản trở qua đường biển, trong khi ngăn chặn những ai giới hạn hoặc hành động theo cách có thể gây nguy hiểm”.
Cả hai tướng
Tuyên bố không nêu tên Trung Quốc, nhưng Philippines luôn cáo buộc Bắc Kinh gây nguy hiểm cho hòa bình và thương mại biển ở châu Á, khi tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả những khu vực gần sát bờ biển Philippines.
Còn Mỹ, mặc dù khẳng định không đứng về phía bên nào trong tranh chấp biển, nhưng nước này đang nỗ lực tái xây dựng dấu chân quân sự của mình ở
“Chúng tôi kỳ vọng vào một đối tác an ninh vững mạnh, cân bằng và phản ứng nhanh…thông qua các cuộc tập huấn, tập trận, và các hoạt động quân sự có lợi cho cả đôi bên, nhờ tăng cường sự hiện diện luân phiên và tạm thời của lực lượng quân sự Mỹ ở các cơ sở của Lực lượng vũ trang Philippines”, tuyên bố cho hay.
Hai đồng minh Mỹ-Philippines đã tổ chức các cuộc đàm phán ở Manila vào ngày 14/8 vừa qua, nhằm đưa ra quy tắc cho việc triển khai tạm thời thêm lực lượng và tài sản quân sự của Mỹ ở
Các cuộc thảo luận dự kiến sẽ được nối lai ở
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng được triển khai luân phiên ở miền nam Philippines kể từ năm 2002 để giúp binh sỹ địa phương chống chiến binh Hồi giáo.
Vũ Quý
Theo AFP
tập trận, thông cáo, lãnh đạo, quân sự, cam kết, đàm phán, hiện diện, quân đội, lợi ích, duy trì, tự do, hàng hải, thương mại, hợp pháp, cản trở, lưu thông, hàng hóa, chủ tịch, hội đồng, tham mưu, liên quân
Ý kiến bạn đọc