Asahi Shimbun cho biết, trong thời gian qua, để bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển, có khoảng 8 quốc gia đã đặt vấn đề nhờ Nhật chi viện. Đây chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á, xung quanh biển Đông - một trong những điểm nóng tranh chấp hiện nay. Họ đánh giá rất cao trình độ công nghệ và các trang, thiết bị của Nhật Bản, đặc biệt là các phương tiện hàng hải.
Asahi Shimbun cho biết, hiện nay Nhật Bản và các quốc gia này đều có “những mối quan tâm chung” trên biển Đông và biển Hoa Đông, nên vấn đề này rất có tính khả thi. Các quốc gia này đều muốn được Chính phủ Nhật dành cho một gói viện trợ phát triển chính phủ ODA về công nghiệp đóng tàu.
Trước sự gia tăng tranh chấp trên biển, chính phủ của ông Shinzo Abe đã bắt tay hợp tác với những quốc gia có “cùng mối quan tâm”, trong số đó có khá nhiều các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Indonesia...
Về vấn đề cung cấp tàu tuần tiễu cho Việt Nam, một quan chức chính phủ Nhật cho biết, Thủ tướng Abe đặc biệt quan tâm chỉ đạo vấn đề này. Trong thỏa thuận song phương đạt được hồi tháng 7, Nhật Bản cam kết sẽ viện trợ cho Việt Nam 10 tàu tuần tiễu mới, loại 40m.
Ngoài Philippines, Việt Nam, còn có rất nhiều nước Đông Nam Á bày tỏ sự quan tâm, hy vọng sẽ được hợp tác với Nhật, trên lĩnh vực bảo vệ an ninh trên biển. Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật hiện rất quan tâm đến tình hình hoạt động chống hải tặc, bảo vệ các thương thuyền và tàu dầu hành trình trên biển Đông thông qua eo biển Malacca.
cho biết, thời gian, bảo vệ, chủ quyền, an ninh, quốc gia, vấn đề, chủ yếu, tranh chấp, hiện nay, đánh giá, trình độ, công nghệ, thiết bị, đặc biệt, phương tiện, hàng hải, quan tâm, khả thi, viện trợ, phát triển
Ý kiến bạn đọc